Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng đầy đủ hiện nay

Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng đầy đủ hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị đang muốn nhập khẩu các mặt hàng của ngành xây dựng về Việt Nam để kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi muốn nhập khẩu được những mặt hàng này, các doanh nghiệp cần nắm được thủ tục nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, hãy cùng theo dõi những thông tin sau nhé!

Nhập khẩu vật liệu xây dựng cần làm thủ tục gì

Nhập khẩu vật liệu xây dựng cần làm thủ tục gì

Chính sách nhập khẩu vật liệu xây dựng về Việt Nam

Theo như quy định hiện hành thì mặt hàng vật liệu xây dựng không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu. Vậy nên các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh được phép tiến hành nhập hàng về nước bình thường. Tuy nhiên, có một điều quan trọng là đơn vị cần xác định xem loại hàng mình nhập về có thuộc: Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng hay không. Cụ thể được nêu rõ trong các văn bản pháp luật sau:

– Thông tư 10/2017/TT-BXD (được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng) đã Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Dựa vào Thông tư này, bạn có thể đối chiếu xem mặt hàng vật liệu xây dựng nhập về được quy định chính sách nhập khẩu như thế nào.

– Thông tư 19/2019/TT-BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD. Theo đó, căn cứ vào Thông tư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và công bố hợp quy theo đúng quy định.

Tóm lại, để thực hiện trọn vẹn thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng không phải dễ dàng. Các cá nhân, đơn vị doanh nghiệp nếu không nắm rõ nghiệp vụ thì sẽ dẫn đến việc thực hiện sai các thủ tục trong việc nhập hàng.

Trước hết, doanh nghiệp cần nắm được mã HS code và thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng.

Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng nhanh chóng

Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng nhanh chóng

Mã HS code – Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Khi nhập khẩu hàng hóa, việc xác định mã HS là bước cần thiết mà bất cứ ai cũng nên thực hiện. Bởi thông qua mã HS, doanh nghiệp có thể nắm được quy định về thuế và chính sách nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thể. Và với vật liệu xây dựng cũng vậy.

Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định vật liệu xây dựng thuộc vào 2 chương là:

Chương 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất và đá; Thạch cao, vôi và xi măng

Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự

Trong 2 chương này có chứa thông tin cụ thể của từng loại vật liệu xây dựng kèm theo mã HS, mức thuế suất tương ứng. Để xác định được mã HS chính xác, bạn cần căn cứ vào loại hàng nhập khẩu thực tế để tra cứu cho chính xác.

Thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng

Mặt hàng nhập khẩu này có mức thuế dao động theo từng thời điểm. Do vậy, để nắm được thông tin chính xác thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng hãy liên hệ với Everlog nhé!

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Các bước làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Các bước làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Để một lô hàng của bạn cập bến an toàn và đưa ra thị trường hợp pháp, doanh nghiệp cần thực hiện chính xác các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hóa

Khi nhập khẩu vật liệu xây dựng, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ Thông tư số 10/2017/TT-BXD. Văn bản được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng). Theo đó, các mặt hàng thuộc danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm công bố hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.

Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa thuộc danh mục điều chỉnh của Thông tư thì doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy theo đúng quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy – Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Trong trường hợp, mặt hàng nhập khẩu phải tiến hành công bố hợp quy thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

-Mẫu giấy đăng ký hợp quy mặt hàng vật liệu xây dựng. Mẫu giấy đăng ký theo từng trung tâm kiểm định): 4 bản (có đóng dấu công ty, ký tên đầy đủ).

– Hợp đồng thương mại: 1 bản sao y

– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản sao y

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): 1 bản sao y

– Các chứng nhận khác như ISO, chứng nhận chất lượng Catalogue sản phẩm, C/O,…

– Tờ khai hải quan (Trong trường hợp bạn đã mở tờ khai trước khi đăng ký chứng nhận hợp quy)

– Giấy giới thiệu công ty (1 bản gốc).

Vật liệu xây dựng nhập khẩu là hàng cần làm chứng nhận hợp quy

Vật liệu xây dựng nhập khẩu là hàng cần làm chứng nhận hợp quy

Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu

Sau khi chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiến hành mở tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mà doanh nghiệp cần thực hiện.

Theo đó, hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu cần chuẩn bị gồm:

– Tờ khai hải quan nhập khẩu

– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

– Bill of lading (Vận đơn)

– Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)

– Giấy đăng ký hợp quy do trung tâm kiểm định cấp (1 bản chính)

– Các chứng từ khác (nếu có).

Hồ sơ hải quan nhập khẩu vật liệu xây dựng khi chuẩn bị đủ, doanh nghiệp nộp cho Hải quan để tiến hành các thủ tục thông quan cho lô hàng. Đồng thời, khi nộp hồ sơ bạn cần nộp công văn xin mang hàng về kho lưu trữ để lấy mẫu kiểm định.

Hai trường hợp xảy ra với hồ sơ hải quan:

Trường hợp hồ sơ khớp, Bộ phận hải quan sẽ cho phép doanh nghiệp mang hàng về kho để phục vụ việc lấy mẫu kiểm định.

Ngược lại, nếu lô hàng của doanh nghiệp bị nghi ngờ về trị giá hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ bị đề nghị tham vấn và hàng hóa chưa được giải phóng mang về kho. Khi kết thúc quá trình tham vấn và có kết quả cuối cùng cho phép mang hàng về kho thì doanh nghiệp chuyển hàng về theo hướng dẫn.

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Bước 4: Đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy – Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

Sau khi hoàn thành việc thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cử cán bộ đến lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn.

Thời gian kiểm tra mẫu chứng nhận hợp quy có thể mất từ 2 – 7 ngày tùy theo mặt hàng nhập khẩu. Đối với trường hợp không xin phép kéo hàng về kho, sau khi lấy mẫu kiểm tra hàng hóa có thể:

– Tạm giải tỏa kéo về kho riêng của công ty và thực hiện bảo quản theo quy định sau khi lấy mẫu.

– Kéo hàng về kho của công ty khi có kết quả chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Bước 5: Tiến hành công bố hợp quy

Cuối cùng, khi đã có kết quả chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn. Doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ gồm có:

– Bản công bố hợp quy

– Chứng nhận hợp quy

– Giấy phép kinh doanh

– Giấy giới thiệu công ty

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng

So với mặt hàng thông thường, thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng tương đối phức tạp. Bởi đây là loại hàng phải làm công bố hợp quy khi nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa hợp lệ, đủ tiêu chuẩn phân phối ra thị trường. Do đó, khi tiến hành nhập khẩu, bạn cần chú ý một số điều sau:

– Xác định đúng mã HS của vật liệu xây dựng nhập khẩu để biết được mức thuế nhập khẩu cụ thể phải nộp là bao nhiêu.

– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ cần thiết để tiến hành công bố hợp quy và thông quan cho lô hàng.

– Không nhập khẩu các loại vật liệu xây dựng cấm nhập về Việt Nam theo quy định.

– Nếu không chắc chắn có thể tự làm thủ tục nhập khẩu thì nên sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan do một số đơn vị Logistics cung cấp.

Everlog – Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng chất lượng

Vì sao nên chọn đồng hành cùng dịch vụ của Everlog

Vì sao nên chọn đồng hành cùng dịch vụ của Everlog

Để được tư vấn đầy đủ, chi tiết về dịch vụ thủ tục hải quan, thủ tục nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Everest Logistics qua hotline bên dưới. Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cùng khách hàng thông quan hàng hóa nhanh chóng. Đảm bảo bạn sẽ nhận được một dịch vụ chất lượng, an toàn và tiết kiệm được chi phí, thời gian. Bên cạnh dịch vụ làm thủ tục vật liệu xây dựng nhập khẩu, Everlog còn cung cấp dịch vụ làm Thủ tục nhập khẩu lịch để bàn và lịch treo tường chi tiết, Thủ tục nhập khẩu kính cường lực mới nhất 2022.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng để bạn cần nắm chắc. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tiến hành các thủ tục nhập khẩu hàng hóa.