Nếu doanh nghiệp bạn đang muốn nhập mặt hàng xe nâng tay về để kinh doanh thì bạn cần nắm rõ các quy định. Bao gồm chính sách nhập khẩu, mã hồ sơ code và thuế nhập khẩu xe nâng tay. Bên cạnh đó là một quy trình làm thủ tục hải quan làm sao để tiện lợi và nhanh chóng nhất. Tất cả những vấn đề liên quan đến thủ tục nhập khẩu xe nâng tay sẽ được chúng tôi tới thiệu ngay sau đây.
Xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay là mặt hàng nhập khẩu khá lớn tại Việt Nam
Xe nâng tay là một loại xe thô sơ dạng kéo tay, được thiết kế để nâng hạ và vận chuyển các pallet với tải trọng nhỏ. Đây là 1 trong những thiết bị quan trọng giúp nâng hạ và xếp chồng hàng hóa trong trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Đặc điểm của xe nâng tay
– Thiết kế thô sơ, nhỏ gọn
– Xe vận hành chủ yếu bằng tay
– Tải trọng nâng thấp từ 500kg – 3 tấn
– Phù hợp để di chuyển hàng hóa 1 quãng đường ngắn
– Xe nâng tay không di chuyển được với mặt đường dốc & gồ ghề
Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng xe nâng tay
Các văn bản pháp luật quy định như sau:
– Thông tư 41/2018/TT-BGTVT: có quy định danh mục các mặt hàng có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của bộ Giao thông vận tải. Theo đó, các mặt hàng xe nâng có động cơ thuộc mã HS code nhóm 8427 cần làm chứng nhận trước thông quan. Như vậy mới đủ điều kiện làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay. Tức là xe nâng tay nhập khẩu (có động cơ) cần phải làm đăng kiểm.

Xe nâng tay nhập khẩu cần tuân thủ các quy định nào
Mã HS code và thuế nhập khẩu xe nâng tay
Mã HS code xe nâng tay thuộc nhóm 84279090. Xe nâng tay nhập khẩu có thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
Thủ tục đăng kiểm xe nâng tay có động cơ nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục đăng kiểm cho xe nâng tay chuyên dùng. Bộ hồ sơ đăng ký đăng kiểm đầy đủ gồm có:
– Giấy đăng ký đăng kiểm (theo mẫu) chính: gồm 3 trang, có chữ ký người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.
– Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp (do người bán cung cấp).
– Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu bản chính (theo mẫu của Thông tư 41/2011/TT-BGTVT).
– Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality – C/Q).
– Tài liệu kỹ thuật .
– Giấy giới thiệu công ty.
Kết quả kiểm định sẽ có trong thời gian từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Sau đó bên Đăng kiểm sẽ đóng dấu và cấp số vào giấy đăng ký. Doanh nghiệp nên scan lại kết quả đăng kiểm để tiến hành thủ tục hải quan. Trong thủ tục hải quan online, hãy gõ thêm vào phần ghi chú thông tin là “Doanh nghiệp đã đăng ký đăng kiểm”.
Lưu ý:
Doanh nghiệp nên tiến hành làm thủ tục đăng kiểm ngay khi có giấy báo hàng đến. Điều này giúp cho quá trình nhập cảnh của hàng hóa tiến hành nhanh chóng. Đồng thời tránh được những thủ tục phát sinh sau này. Làm thủ tục sớm cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu kho khi nhập cảnh.
Mặt hàng xe nâng tay (không động cơ) có cần làm đăng kiểm không?
– Theo công văn 6489/TCHQ-GSQL, xe nâng tay không có động cơ hiện không cần làm thủ tục đăng kiểm khi nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục theo quy định.

Làm thủ tục xe nâng tay nhập khẩu cần nốp thuế bao nhiêu
Thủ tục, hồ sơ hải quan nhập khẩu xe nâng tay chi tiết
Hồ sơ hải quan nhập khẩu xe nâng tay được quy định tại khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Theo đó, bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
– Tờ khai hải quan
– Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
– Vận đơn (Bill of lading)
– Danh sách đóng gói (Packing list)
– Hợp đồng thương mại (Sale contract)
– Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
– Catalog (nếu có)
– Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay
Các bước nhập khẩu xe nâng sẽ tiến hành như nhập khẩu một lô hàng bình thường. Bao gồm:
Bước 1: Đăng ký bộ hồ sơ online trên hệ thống 1 cửa quốc gia
Bước 2: Xe nâng tay mới có thể mang về kho bảo quản và bổ sung sau. Còn xe nâng tay đã qua sử dụng phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại cảng.
Bước 3: Chời nhận kết quả phản hồi
Bước 4: Nếu có chứng thư thì submit lên hệ thống một cửa là hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe nâng.

Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay không quá khó để thực hiện
Trường hợp muốn mang hàng hóa về kho bảo quản
Đối với hàng đóng trong container, chưa được lắp ráp hoàn chỉnh và không thể kiểm tra tại bến cảng được. Vậy thì doanh nghiệp nên giải tỏa hàng về kho, sau khi lắp ráp hoàn thiện xe nâng tay mới mời cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra hàng. Giải tỏa trước khi kiểm tra đăng kiểm, trường hợp này sẽ phát sinh những vấn đề sau:
– Đối với kho hàng ở tỉnh không có cơ quan đăng kiểm, sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức việc đi lại cho cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra.
– Mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành xong thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng.
Đối với hàng rời, hàng có thể kiểm tra ngay tại cảng thì doanh nghiệp nên mời cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra hàng ngay tại cảng. Trước khi xin giải tỏa hàng về kho (trong thời gian chờ kết quả đăng kiểm). Doanh nghiệp được phép giải toả hàng sau khi cán bộ kiểm tra đăng kiểm hàng xe nâng tay xong. Trường hợp này sẽ giúp doanh nghiệp:
– Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
– Hoàn tất thủ tục nhập khẩu xe nâng, máy xúc, máy đào suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay uy tín
Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động giúp doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. Everlog tự tin mang đến một giải pháp lí tưởng, chuyên nghiệp, với giá cả hợp lí thông quan nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng.

Everlog là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics uy tín hàng đầu Việt Nam
Doanh nghiệp nhận được gì khi chọn Everlog để đồng hành?
Everlog sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay.
Đội ngũ cán bộ, chuyên viên của Everlog giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về dịch vụ hải quan. Chúng tôi luôn tận tình giải đáp các thắc mắc từ phía khách hàng, nhằm giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Thay mặt chủ hàng đứng tên trên tờ khai, thực hiện thủ tục khai báo hải quan, nộp thuế, giao nhận và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu. Giúp khách hàng đơn giản hóa trong các thủ tục chứng từ phức tạp khi khai báo hải quan.
Chi phí hợp lý, giá cả cạnh tranh trên thị trường, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian thực hiện thủ tục thông quan.
Phí dịch vụ hải quan nhập khẩu xe nâng tay
Khi doanh nghiệp muốn thực hiện quy trình thủ tục nhập khẩu xe nâng tay. Đơn vị cần nắm được các loại thuế phí khi làm dịch vụ để chuẩn bị tốt nhất.
– Chi phí Cảng biển: Phí nâng hạ container tại cảng; Phí đóng, rút hàng hóa tại cảng; Phí chuyển container sang bãi kiểm hóa, bãi lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành; Phí lưu kho tại cảng.
– Chi phí với hãng vận chuyển.
– Chi phí vận tải nội địa: Phí vận chuyển hàng hóa từ Cảng đến kho Khách hàng hay ngược lại.
– Phí và lệ phí của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
– Thuế nhập khẩu (nếu có).
– Phí xếp dỡ hàng hóa tại kho Khách hàng (nếu có).
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay
Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau đây:
– Xe nâng cũ dưới 10 năm không được nhập khẩu theo quy định
– Xe nâng cũ đã bị can thiệp bằng việc đục số, lắp ráp từ nhiều xe nâng khác nhau thì cấm nhập khẩu.
– Có thể mang hàng về bảo quản khi làm thủ tục hải quan
– Phải nộp thuế mới được thông quan hàng hóa
– Xe nâng có động cơ phải làm đăng kiểm, Xe nâng tay chỉ cần làm kiểm tra chất lượng.
Trên đây là các nội dung chi tiết về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay cho các doanh nghiệp tham khảo. Hy vọng tất cả doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh mặt hàng này sẽ nắm rõ và thực hiện hiệu quả. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu của Everest Logistics. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn kỹ hơn!